Lưu ý trong quá trình thi công và nghiệm thu công tác bê tông
Hòa Bình Group
2020-12-14T23:22:32-05:00
2020-12-14T23:22:32-05:00
https://hbggroup.vn/vi/page/luu-y-trong-qua-trinh-thi-cong-va-nghiem-thu-cong-tac-be-tong.html
https://hbggroup.vn/uploads/page/1111.jpg
Hòa Bình Group
https://hbggroup.vn/uploads/logo.png
Những nguyên tắc cần chú ý trong quá trình thi công và nghiệm thu công tác Bê tông:

- Phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ vật liệu bê tông đưa vào công trình, tránh mọi tình trạng nhầm lẫn cấp phối bê tông giữa các cấu kiện, bê tông không đảm bảo độ sụt, bị phân tầng, để chờ quá lâu.
- Quá trình thi công nếu gặp thời tiết bất lợi như mưa gió cần có biện pháp đề phòng. Trong điều kiện mưa to quá, buộc phải dừng thi công cần có biện pháp để mạch dừng hợp lý, chuẩn bị phương án che chắn phần đó đổ bê tông. Chỉ được thi công tiếp tục khi bê tông phần đó đổ đạt cường độ (từ 4-7 ngày) nhưng phải xử lý vị trí mạch ngừng đúng quy định.
- Phải kiểm soát chặt chẽ trong quá trình đổ, chiều dày mỗi lớp đổ chỉ nên đạt 2/3 chiều sâu tác động của máy đầm. Không được tỳ đầm lên cốt thép và dùng tác động của đầm làm cho bê tông dịch chuyển ngang. Không nên đầm một vị trí quá lâu mà chỉ đầm vừa độ chặt, nghĩa là đầm đến khi nào mặt bê tông chớm xuất hiện nước xi măng thì dừng lại, đầm quá lâu một chỗ sẽ gây hiện tượng phân tầng bê tông.
- Công tác bảo dưỡng bê tông cần được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo quá trình bảo dưỡng đúng quy trình, biện pháp thi công đó được phê duyệt giúp cho bê tông phát triển tốt cường độ.
- Trường hợp sau khi bê tông thi công xong xuất hiện các vết nứt. Phải xác định các vết nứt này là rạn nứt chân chim bề mặt hay nứt kết cấu. Với các vết nứt chân chim trên bề mặt bê tông là do công tác bảo dưỡng bê tông không tốt. Xử lý các vết nứt này bằng dung dịch hồ dầu si-ka gốc xi măng sẽ đảm bảo an toàn. Với các vết nứt xuyên, nứt kết cầu cần báo lại cho chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tìm nguyên nhân gãy, nứt. Mời đơn vị kiểm định độc lập để đánh giá. Với trường hợp không đảm bảo chịu lực cần đập bỏ thi công lại, với trường hợp vẫn đảm bảo chịu lực có thể tiến hành xử lý vết nứt bằng đơn vị chuyên nghiệp như bơm keo...
- Trường hợp kết cấu sau khi đổ bê tông bị phình chỉ được tiến hành đục tỉa sau khi bê tông đạt cường độ và trám vá bằng vật liệu có cấp độ bền tương đương bê tông.
- Với trường hợp bê tông bị rỗ sau khi dỡ cốp pha cần tiến hành đục tỉa hết phần bê tông nghèo, ghép cốp pha đổ bù với vết nứt xuyên thấu, trám vá bằng vật liệu vữa có cấp bền tương đương bê tông với các vị trí rỗ không xuyên thấu sau khi đó đục tỉa phần bê tông nghèo.